Bạn đã bị đau gót chân khi chơi thể thao bao giờ chưa?

Ngày: 17/07/2018 lúc 15:32PM

Nếu là 1 vận động viên hoặc 1 người thường xuyên tập luyện, thi đấu thể thao, chắc hẳn sẽ có đôi lần bạn gặp phải chấn thương phải không nào? Bên cạnh các chấn thương nặng thì bạn cũng có thể chỉ gặp phải các vấn đề nhẹ như đau nhức chân hay đơn giản chỉ là đau gót. Đau gót khi chơi thể thao là hiện tượng rất nhiều người gặp phải khi họ tập luyện, nhảy, chạy, đi cầu thang nhiều,...

Tuy hiện tượng đau gót chân không gây hậu quả quá nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng này kéo dài, nó sẽ gây khó chịu, khó khăn trong các hoạt động của bạn, từ đó kéo đến tâm lý lo lắng. Vậy đã bao giờ bạn tìm hiểu kỹ về hiện tượng đau gót chân này chưa?

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 dạng của đau gót chân là viêm dây chằng gang bàn chân. Biểu hiện của hiện tượng này là gang bàn chân của bạn sẽ bị đau ở 1 vị trí cách bờ sau của xương gót 1 khoảng từ 3 – 5cm. Khi xuất hiện hiện tượng này, các bạn cần hạn chế đi lại và tốt nhất là dừng đi lại nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nhất định để điều trị. Một số loại thuốc có thể làm giảm đau là aspirin và ibuprofen,... Khi chơi thể thao, cần sử dụng loại giày phù hợp, tạo thoải mái trong di chuyển, đồng thời tránh các tác động mạnh đến bàn chân. Tuy cơn đau gót chân này sẽ kéo dài âm ỉ trong 1 thời gian nhưng nếu người bệnh nhẫn nại điều trị thì kết quả sẽ không tồi.

Dạng thứ 2 là hiện tượng gai xương gót. Gai xương gót là phản ứng cho thấy màng gân của gang bàn chân bạn bị viêm, có thể bị dày lên. Cũng có trường hợp tuy gót chân có gai nhưng vì gây đau nên bệnh nhân vẫn cần phải điều trị. Do dây chằng bị tác động liên tục bởi các lực mạnh lên cơ và dây chằng, cũng có thể là dây chằng bị co đột ngột nên làm xuất hiện tình trạng này.  Khi bị gai xương gót, bạn sẽ bị đau sau những bước đi đầu tiên mỗi khi ngủ dậy. Bạn cần phải nghỉ ngơi, hạn chế đi lại và tránh để gót tiếp xúc với mặt đất.

Dạng thứ ba chúng tôi muốn đề cập đến là viêm đau hoạt định. Viêm đau hoạt định xuất hiện bởi gót tiếp xúc quá mạnh, bất thường, áp lực của cơ thể đè nén lên chân khi bạn đi giày chật. Cách điều trị viêm đau hoạt định tương tự như trên, bạn cần hạn chế đi lại và nghỉ ngơi thường xuyên cho đến khi bàn chân phục hồi hoàn toàn.

Phạm Ngô Đăng Quân
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Xem nhanh